LĂNG KÍNH: TẠI SAO MU NÊN BÁN MĂNG NON?
Cùng nhà cái Bwing nhìn qua lăng kính tại sao Manchester United nên bán măng non từ lò đào tạo của mình. Khi bạn là thành viên mới sẽ được nhà cái thưởng thành viên mới.
Man United có truyền thống tận dụng các cầu thủ từ lò đào tạo trẻ. Đó là một truyền thống tốt đẹp, nhưng đã đến lúc MU cũng nên cân nhắc những cầu thủ trẻ, một chính sách nhất cử lưỡng tiện cho đội bóng.
Kỳ chuyển nhượng vừa qua, MU đã bán 2 cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo Carrington, đó là Andreas Pereira và James Garner. Nếu như trường hợp của Andreas được đa số người hâm mộ cho rằng là bước đi đúng thì việc bán Garner lại xuất hiện nhiều tranh cãi.
Garner đã bị bán trong TTCN mùa hè vừa qua
Tuy nhiên, cần phải hiểu cho quyết định của ban lãnh đạo Man United. Hàng tiền vệ của MU hiện đã tương đối chật chội, và vị trí của Garner đã có McTominay và Casemiro luân phiên đảm nhiệm, sẽ rất khó để cậu tranh được suất đá chính của 2 người đàn anh. Hơn nữa, Garner đã đến tuổi phải được đá chính nhiều để duy trì và cải thiện phong độ cũng như kỹ năng chơi bóng. MU hiện tại không đáp ứng được điều đó, nên bán Garner là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, việc bán Garner và Andreas cũng có thể là một gợi ý rằng MU nên bắt đầu cân nhắc bán các cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của mình, thay vì “cố đấm ăn xôi” như nhiều trường hợp trước đó.
Nhiều fan hâm mộ vẫn mơ tưởng rằng MU sẽ sản sinh ra một thế hệ 1992 như cách đây 30 năm. Tuy nhiên hãy thực tế rằng thế hệ 1992 là dạng “one of a kind”, tức là rất khó xảy ra trong tương lai gần. Ngay cả Barcelona cũng phải mất rất nhiều năm mới sinh ra được lứa Xavi – Iniesta – Messi, những lớp cầu thủ trẻ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ và là trụ cột của đội bóng.
Hàng năm có hàng chục em nhỏ được đội ngũ tuyển trạch viên các đội bóng lớn để mắt và được cấp học bổng đào tạo bóng đá. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp và để được đá cho các đội bóng lớn thì càng ít hơn nữa.
Để một cầu thủ trẻ có suất đá chính ở một đội bóng lớn cần phải có rất nhiều yếu tố. Đầu tiên và quan trọng nhất là cậu ta phải thực sự tài năng xuất chúng, tiếp theo là ở một môi trường thuận lợi để cậu ta được ra sân và khẳng định. Marcus Rashford là một ví dụ tiêu biểu cho việc “đúng người đúng thời điểm”. Nếu Martial không bị chấn thương trước trận gặp Midtjylland thì chắc gì Rashy đã được đá chính và tỏa sáng?
Rashford là trường hợp hiếm hoi của lò đào tạo của Manchester United
Ở MU hiện tại cửa để các cầu thủ trẻ chen chân vào đội 1 là cực kỳ khó, nếu không muốn nói là không thể. Elanga từng là một cầu thủ có suất đá chính trên hàng công của MU nhưng với sự xuất hiện của Antony thì cửa để cậu có mặt trong đội hình xuất phát là cực kỳ khó. Tương tự như vậy với Garancho. Còn hàng tiền vệ thì mặc định cơ hội ra sân cho các cầu thủ trẻ là bằng 0 bởi quân số vốn đã đông đảo ở khu vực này của MU.
Erik ten Hag là một người có xu hướng tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ nhưng ngay cả như vậy, khả năng các măng non của MU chỉ có thể được ra sân ở các giải đấu nhỏ như Carabao Cup, hoặc dự bị trong các trận đấu thuộc Europa League. Với xu hướng như hiện tại thì ngay cả mùa sau những cầu thủ trẻ như Zidane Iqbal, Charlie Savage cũng rất khó có thể cạnh tranh với các đàn anh trong đội 1. Tất nhiên, các măng non của MU vẫn có dịp thử lửa ở những trận đấu nói trên, nhưng để kỳ vọng “các cháu” được đá chính ở đội hình MU trong 1,2 mùa tới là điều không tưởng và phi thực tế.
Đăng ký Bwing để nhận những code quà tặng Bwing từ nhà cái hàng đầu khu vực
Nói lò đào tạo trẻ của MU không tốt là điều hoàn toàn sai lầm. Nhưng sự thật là MU đang bỏ phí một nguồn tiền dồi dào từ việc bán các cầu thủ trẻ. Hay nói đúng hơn, MU gần như nói không với việc bán măng non, luôn cố gắng sử dụng hàng nhà nhiều nhất có thể. Đây là một nét đẹp từ hàng chục năm nay của đội bóng, nhưng cái gì cũng có hai mặt.
Việc MU “cố đấm ăn xôi”, sử dụng hàng từ lò Carrington, và để những cầu thủ này ra đi tự do mà không thu được bất kỳ một đồng phí chuyển nhượng nào. Lingard, Pogba là những ví dụ tiêu biểu nhất. Nếu quyết đoán hơn, MU hoàn toàn có thể thu về vài chục, thậm chí là cả trăm triệu bảng từ việc bán những cầu thủ này. Nhưng thay vào đó, United để những cầu thủ thuộc “class of 2011” ra đi tự do, thậm chí Pogba còn là 2 lần ra đi tự do sau khi MU phải bỏ 89 triệu bảng để biến Pogba thành “Pogback” (và sau đó lại ra đi tự do).
Pogba một bản hợp đồng được coi là thất bại
Nếu cần một ví dụ để xem xét một đội bóng bán măng non tốt thế nào, hãy nhìn Chelsea. Họ cũng cố gắng dùng những cầu thủ trẻ, nhưng luôn sẵn sàng bán măng non nếu được giá. Họ bán Marc Guehi cho Crystal Palace để thu về 20 triệu euro, và không thể không nhắc đến vụ bán Tamy Abraham cho AS Roman với giá 40 triệu euro, vụ bán Kurt Zouma cho Westham với giá 35 triệu USD. Điểm chung của những cầu thủ này là gì? Là đều trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Chelsea, đã được đá trong đội 1 nhưng không đủ tốt để thành cầu thủ trụ cột (core player).
Chelsea không tiếc khi phải bán măng non, ngược lại, họ coi đây là nguồn tiền dồi dào để khai thác và kiếm lời. Đó cũng là một cách làm bóng đá bền vững và duy trì nguồn thu tương đối ổn định. Đó cũng là điều mà MU cần xem xét và tiến hành.
Trước mắt, hãy cứ tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ thử lửa, thông qua cho mượn hoặc đá ở những đấu trường không quan trọng. Điều này vừa giúp cho các cầu thủ được cọ xát, vừa là dịp để nâng giá trị thị trường của họ. Tiếp đến, hãy luôn sẵn sàng tâm thế bán người khi được giá và chỉ giữ lại những người thực sự xuất sắc và đủ đẳng cấp để đá chính.
Có thể MU chưa, hoặc không bán cầu thủ trẻ tốt như Chelsea, nhưng United hoàn toàn có thể bán được với giá loanh quanh 10-15 triệu bảng, hoặc thậm chí cao hơn với những cầu thủ đã được đá ở đội 1 của MU như Elanga (tất nhiên nếu MU muốn bán anh ta).
Còn với các cầu thủ trẻ, việc không được đá cho MU cũng đâu phải là chuyện buồn. Suy cho cùng việc được đá ở một đội bóng phù hợp với trình độ của mình chẳng phải sướng hơn nhiều so với dự bị mòn kiếp ở một đội bóng lớn sao?
Đăng nhập Bwing để nạp tiền Bwing nhanh nhất và đầu tư cùng nhà cái chúng tôi